Đặc điểm của phương pháp pha màu trong in offset

Khi pha hai màu với nhau sẽ cho ra màu đen theo tổng hợp trừ, còn trên thực tế nó ra màu xám. Pha màu trong in ấn là cả một nghệ thuật không phải ai cũng biết, dưới đây là một số cách pha màu cho người mới vào nghề cũng có thể làm được.

Đặc điểm của phương pháp pha màu trong in offset

Hai màu bù sẽ làm ở hai cực đối diện trên vòng tròn màu, nghĩa với đối nhau 180 độ. Một màu được ppha bằng hai màu khác nhau trên vòng tròn sẽ càng tối khi hai màu càng cách xa nhau. còn nếu như hai màu gần nhau thì sẽ tạo ra được màu sáng. Muốn có màu xám thì ta chỉ cần dùng màu đen pha với màu bất kì trong vòng tròn màu là được.

Khi cần làm tối màu thì ta cần phải pha thêm màu đen. tuy nhiên cần cẩn thận bởi chỉ cần một lượng ít mực đen thôi là sẽ làm tối màu đi rồi. Khi pha màu đậm với nhau thfi sẽ được màu đậm hơn và có chiều sâu hơn. Khi pha màu nhạt với nhau sẽ tạo ra màu trong và sáng hơn.

Đặc điểm của phương pháp pha màu trong in offset

Khi pha hai màu có liều lượng bằng nhau sẽ có một màu nằm ở giữa hai màu. Màu nào đậm hơn sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn và chỉ cần một ít màu lam cho màu vàng cũng có thể tạo ra được màu lục. Khi pha các loại mực trắng vào mực màu sẽ ra được nhiều sắc thái khác nhau cũng như khi pha mực trắng trong sẽ ra được sắc thái sáng trong.

In offset là một kỹ thuật in ấn trong đó hình ảnh được dính mực in lên những tấm cao su trước rồi mới ép lên giấy. Đặc điểm của hình thức này giúp cho bản in không bị nhòe. Với hình thức này thì cần phải tránh để nước dính lên giấy theo mực in.

In offset có ưu điểm nổi bật là chất lượng hình ảnh cao, nét in rõ ràng hơn và sạch hơn do trải qua khâu trung gian trước khi mực in vào giấy và miếng cao su cũng sẽ áp đều lên mặt giấy. Hình thức in offset có thể ứng dụng trên nhiều bề mặt khác nhau kể cả là bề mặt không phẳng như gỗ, vải, kim loại, da hay giấy nhám. Việc chế tạo ra những bản in cũng dễ dàng hơn và thường các bản in sẽ có tuổi thọ lâu bền hơn.

Thiết kế chế bản

Đặc điểm của phương pháp pha màu trong in offset

Đầu tiên bạn cần phải có một đối tượng in trên máy tính. Tùy theo kích thước sản phẩm in ấn để bạn lựa chọn kích thước trong thiết kế cho thích hợp nhất. Bạn cần phải lưu ý hoàn thiện bản thiết kế trên máy tính trước, sửa đổi cho đến khi ra được thành phẩm cuối cùng rồi mới tiến hành in ấn trên máy in , tránh trường hợp đặt in rồi nhưng lại có lỗi sai sẽ gây lãng phí tiền bạc.

Out film

Đặc điểm của phương pháp pha màu trong in offset

Với những sản phẩm có hình ảnh thì film sẽ được out thành 4 tấm đại diện cho 4 màu trong hệ CMYK. CMYK là màu sắc sử dụng trong in ấn với sự có mặt của 4 màu cơ bản là màu C (Cyan-xanh nhạt), màu M (Magenta-hồng), màu Y (Yellow-vàng) và màu K (Black-đen). Cùng với những màu được tạo ra từ sự kết hợp giữa 4 màu này.

Phơi bản kẽm

Sau khi đã out film thì bạn tiến hành phơi bản kẽm. Lúc này bạn đem 4 tấm phim phơi lên mỗi bản kẽm bằng máy phơi kẽm, lúc này bạn đã có được 4 bản kẽm C M Y K để tiến hành in màu cho sản phẩm rồi đó.

In offset

Đặc điểm của phương pháp pha màu trong in offset

Để in offset bạn cần phải tiến hành in từng màu một, cần phải in màu gì trước, màu gì sau. Với việc in màu trước sau thì đơn vị in chuyên nghiệp và uy tín sẽ biết nên chọn hình thức in nào để đảm bảo được chất lượng cao nhất cho sản phẩm. Đầu tiên bạn sẽ chọn một trong bốn bản kẽm để lắp lên quả lô máy in offset, phần mực cũng sẽ được lựa chọn màu mực tương ứng để tiến hành in. Sau khi chạy xong hết thì tháo kẽm ra, thay mực để tiến hành bản kẽm thứ hai cho đến khi hoàn thành bốn bản kẽm. Với mỗi màu sẽ phải chạy thử khoảng 50 bản, như vậy, hệ màu CMYK sẽ phải chạy tử 200 bản để cho ra sản phẩm cuối cùng. Do đó in offset nên tính dư ra phần giấy, và cũng bởi thế nên với hình thức in offset thì càng in số lượng lớn thì chi phí và giá thành sẽ càng giảm đi đáng kể.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

CHAT 💬 ZALO