Chất liệu in được phân chia thành các tấm nhỏ, lần lượt đi qua các trục màu khác nhau của máy in, cuối cùng từng tấm bản in hoàn chỉnh được đưa ra khỏi máy in xếp thành từng chồng dày. Tốc độ dao động từ 5.000 đến 20.000 tờ mỗi giờ.
Máy in dạng tờ rời có thể xử lý nhiều loại chất liệu in với độ dày hơn máy in dạng cuộn. Đồng thời, máy in loại này có nhiều khổ in khác nhau: máy ép tấm nhỏ hơn có thể xử lý các giấy tờ nhỏ tới 4 x 6 inch. Máy ép lớn hơn có thể xử lý các tấm lên đến 40 in. X 26 in.
Nếu in Offset cuộn không được sử dụng phổ biến thì in Offset tờ rời rất được ưa chuộng vì có nhiều khổ in khác nhau, số lượng bản in từ 5000 tờ và có thể in trên chất liệu dày hơn so với in dạng cuộn.
Theo màu in, có thể phân chia thành máy in offset 2 màu và 4 màu, máy in nhiều hơn 4 màu.
Máy in 2 màu gồm 2 trục tiếp mực. Máy 2 màu có ít màu sắc hơn, khả năng pha trộn màu sắc kém hơn, giá thành rẻ hơn. Nó thường được sử dụng in các bản in ít màu sắc như tờ rơi, sách báo đen trắng,…
Máy in 4 màu gồm 4 trục tiếp mực. Loại máy này được sử dụng phổ biến vì có nhiều màu, phối được nhiều kiểu màu sắc khác nhau. Chúng được sử dụng in sách báo, tạp chí, bao bì sản phẩm, ấn phẩm khác,…
Máy in nhiều hơn 4 màu: Để đáp ứng yêu cầu đã dạng của khách đặt in thì máy in offset 5, 6 màu được ra đời để có thể phối trộn nhiều màu với nhau tạo thành các màu mới lạ như màu nhũ, màu đồng,… điểm khác biệt sao với máy in 4 màu là có thêm hộp màu pha, máy in 5 màu có thêm 1 hộp , máy in 6 màu có thêm 2 hộp,…
Ưu điểm của công nghệ in Offset
Dù các loại máy in được phân loại như thế nào với những đặc điểm khác nhau song chúng đều có những điểm chung rất nổi bật đó là chất lượng sản phẩm cực kỳ tốt. Đó là lý do dễ hiểu vì sao càng ngày chúng càng trở nên phổ biến.
Khi in ấn, mực in sẽ được in lên các tấm offset hay còn gọi là tấm cao su trước. Sau đó với ép hình ảnh từ tấm offset này lên giấy. Kỹ thuật in này sẽ giúp hạn chế hiện tượng nước bị dính lên giấy theo mực in khi sử dụng với in thạch bản.
Hình ảnh được in lên san phẩm sắc nét, sạch sẽ. Chất lượng rất tốt, độ bám bền khá cao.
Có thể được dùng để in cho nhiều sản phẩm, trên nhiều bề mặt chất liệu khác nhau như vải, gỗ, da, giấy, kim loại,… Thậm chí còn có thể in trên những bề mặt không được phẳng.
Các bản in được chế tạo một cách dễ dàng hơn.
Bản in có tuổi thọ lâu hơn, thời gian sử dụng đáng kể hơn so với các kỹ thuật in khác. Lý do đơn giản là nó không trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in.
Cấu tạo của máy in Offset
Cấu tạo máy in offset gồm có các bộ phận chủ yếu như: một bộ phận cung cấp giấy, một hay nhiều đơn vị in, các thiết bị trung chuyển để đưa giấy qua máy in, một bộ phận ra giấy và các bộ phận bổ trợ thêm như bàn điều khiển máy in.
Khi máy chạy, vật liệu in được đưa vào qua bộ phận cung cấp giấy, sau đó các lô chuyển (trục trung chuyển) sẽ đưa vật liệu in qua các máy in (mỗi máy in 1 màu), cuối cùng bản in hoàn chỉnh đi ra khỏi máy in nhờ bộ phận trả bản in (bộ phận ra giấy).
Một đơn vị in (trục ép màu) trong máy in offset thường có ba trục chính cùng hệ thống làm ẩm và hệ thống chà mực lên khuôn in:
Ống bản (Trống xếp chữ): là một trục ống bằng kim loại (thường là nhôm), trên khuôn in phần tử in bắt mực còn phần tử không in bắt nước.
Ống cao su (Trống offset): là một trục ống mang tấm cao su offset, có cấu tạo gồm một lớp vải bọc với cao su tổng hợp để truyền hình ảnh từ khuôn in lên bề mặt vật liệu in công nghệ in bao bì. Ống ép (Trống in): là một trục khi quay luôn tiếp xúc với ống cao su, làm nhiệm vụ chuyển giấy và các vật liệu in khác.
Hệ thống cấp ẩm: là hệ thống các lô làm ẩm bằng dung dịch làm ẩm có chứa các chất phụ gia như: axit, gôm arabic, cồn isopropyl hay các tác nhân làm ẩm khác.
Khi chế tạo bản in, những phần hình ảnh không in sẽ có chất hydrophilic. Do đó, khi dịch làm ẩm (chứa gôm arabic) được chà lên toàn bộ bản in, phần hình ảnh không in hút bám 1 lớp mỏng gôm arabic tạo ra chất ưa nước, những phần hình ảnh in chứa chất hydrophobic đẩy nước sẽ không bám gôm. Nhờ vậy khi chà mực in, phần hình ảnh không in không bám mực, phần hình ảnh in bám mực.
Hệ thống cấp mực: là hệ thống các lô chà mực cho bản in. Các thành phần quan trọng khác.
Hệ thống này có 4 chức năng cơ bản sau: Dẫn mực từ lô máng mực đến khuông in. Tách lớp mực dày ra thành lớp mực mỏng đồng đều trên các lô truyền. Chà mực lên các phần tử in trên bản. Loại bỏ mực in tái lập trên lô chà từ các công việc in trước đó.
Cấu tạo của bộ phận cấp mực
Máng mực: Nơi chứa mực cần in
Lô chấm (lô chuyển): là một lô chuyền luân phiên tiếp xúc giữa lô máng mực và lô đầu tiên của hệ thống cấp mực, thường là lô tán trong hệ thống cấp mực.
Lô tán và lô sàn: là các lô chuyển động ăn khớp bằng bánh răng và dây sên không chỉ quay tròn được mà còn chuyển động qua lại theo phương ngang với trục ống từ trái qua phải Máng mực, hai thành bên hông máng mực, dao gạt và lô máng mực và làm nhiệm vụ chà dàn mỏng lớp mực in lên các lô và xoá các lớp mực in trước đó trên lô chà.
Các lô trung gian: là các lô chuyển động được dựa vào sự tiếp xúc với các lô chuyển động khác có nối kết với bộ phận truyền chuyển động, các lô trung gian nằm ở giữa lô chuyền và lô chà, làm nhiệm vụ và định lượng mực cấp cho quá trình in; thường được gọi là lô định lượng – khi chúng tiếp xúc với hai lô khác hoặc được gọi là lô dằn – khi chúng chà tiếp xúc với một lô khác; ví dụ: như lô tán.
Các lô chà bản in: gồm 3-4 lô chà bản thường có đường kính khác nhau, tiếp xúc và chà mực lên bản in.
Ngoài các đơn vị in ra, trong máy in offset một màu hay nhiều màu còn bao gồm các bộ phận sau:
Bộ phận nạp giấy: làm nhiệm vụ hút giấy và các vật liệu in khác từ bàn cung cấp giấy lên và đưa xuống đơn vị in đầu tiên.
Các bộ phận trung chuyển: (thường là các trục ống có nhíp kẹp giấy) có khả năng vận chuyển giấy đi qua máy in.
Bộ phận ra giấy: là bộ phận nhận giấy ra và vỗ giấy đều thành cây giấy trên bàn ra giấy.
- Chuyên in Hiflex giá rẻ: https://inhiflex.vn/
- Mùi mực in ấn có độc không? tác hại của mực máy in?