Công cụ “The Rasterbator” là một chương trình “cắt” ảnh chuyên nghiệp. Bức ảnh số của bạn sẽ được cắt ra thành rất nhiều phần nhỏ bằng nhau với kích thước của mỗi phần bằng đúng khổ giấy in A4. Và việc in những phần ảnh A4 không phải là điều khó khăn gì. Sau khi in xong, hãy ghép lại thành một bức tranh khổ lớn và bạn sẽ thấy ý tưởng đó chẳng tồi chút nào. Chất lượng ảnh không khác gì các poster quảng cáo.
Nếu mục đích in khổ lớn bằng máy in nhỏ không thường xuyên, bạn có thể dùng phiên bản trực tuyến của “The Rasterbator” mà không cần tải chương trình về máy tính.
Cách sử dụng phiên bản trực tuyến của nó rất đơn giản, chỉ cần thực hiện 3 bước:
+ Chọn file hình (hỗ trợ định dạng gif, jpg, png) trên máy với dung lượng tối đa là 1MB
+ Chọn các thông số cần thiết: Kích thước ảnh phóng lớn (tối đa lên tới 20x20m), hướng giấy (portrait, landscape), khổ giấy in (A4, A3, letter, custom) và số trang in ra, chất lượng ảnh (lề, kích thước dot, màu sắc)
+ Sau khi hoàn tất các bước trên thì có thể tải file PDF này về máy mình để in (file này sẽ bị xóa sau 3 giờ).
Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể tham khảo sử dụng chương trình ProPoster cho mục đích in hình khổ lớn bằng máy in nhỏ. Đây là chương trình thương mại với nhiều tính năng hơn The Rasterbator như: Hỗ trợ file ảnh (wmf, emf, bmp, gif, jpg), in ảnh ghép lên đến 10x10m, khổ giấy in hỗ trợ cả cho A0, A1, A2. Các tính năng lợi thế của chương trình ProPoster: Chỉnh sửa lại ảnh, điều chỉnh kích thước, tạo các đường viền đánh dấu…
Thật đơn giản phải không! Chỉ với một phần mềm có thể giúp chúng ta chia nhỏ ảnh khổ lớn và in ra nhiều khổ nhỏ để ghép lại. Có thể bạn cho rằng việc này làm tác phẩm không được sắc nét thì hãy hiểu rằng, chúng ta chỉ dùng nó như một giải pháp thay thế khi cần thiết, vì vậy không nên đòi hỏi quá cao về mặt thẩm mỹ của ấn phẩm.
Ngoài ra, khi sử dụng các dòng máy in văn phòng như máyin canon, giá máy in canon 2900, máy in HP, Brother…để in ghép khổ lớn cần phải đi kèm các loại giấy in từ các công ty giấy chất lượng, như thế bản in ra sẽ đẹp và khi ghép sẽ chuẩn khớp hơn.
Bảo quản máy in vào những ngày nồm ẩm
Máy in hay máy tính đều là những thiết bị điện tử dễ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thời tiết nồm ẩm nếu không được bảo quản cẩn thận. Đặc biệt, chi phí để sửa chữa các loại thiết bị này thì lại không hề rẻ, và quan trọng là ảnh hưởng đến công việc hằng ngày.
Hơn hết, các bạn cần phải bảo quản tốt cho các thiết bị điện tử như máy in trong những ngày nồm ẩm. Hãy cùng tham khảo những cách bảo quản máy in vào những ngày nồm ẩm sau đây nhé.
Các bạn đã biết, trời nồm ẩm sẽ gây ra tình trạng nền nhà đổ nước chính vì vậy các bạn nên lưu ý những điểm sau:
1. Cách bảo quản máy in ngày nồm
– Không kê máy trực tiếp dưới sàn nhà hay hốc tủ, gầm bàn nơi ẩm thấp.
– Nên kê máy nơi khô ráo, thoáng mát. Tốt nhất nên kê máy cao cách mặt đất từ 0.5-1m để tránh ẩm ướt gây hại cho máy in.
– Vào mùa nồm, các bạn không nên tắt các thiết bị điện tử, kể cả máy in khổ lớn. Luôn để nguồn máy in, đây là cách sấy máy trực tiếp, giúp máy in tránh tình trạng ẩm ướt.
– Hàng ngày, nên in ít nhất 1 trang giấy. Đây là cách sấy máy rất hiệu quả nhé các bạn.
– Không trùm, bọc máy in bằng túi nilon hay vải sẽ làm tình trạng ẩm ướt thêm.
2. Sử dụng máy hút ẩm
Ngoài các lưu ý ở trên, các bạn nên sử dụng các sản phẩm hút ẩm chuyên dụng như máy hút ẩm để bảo quản máy in.
Máy hút ẩm có khả năng cân bằng độ ẩm tốt, giữ cho môi trường sống được khô thoáng.
Sử dụng máy hút ẩm không chỉ giúp cho các thiết bị điện tử – bảo quản máy in ngày nồm được an toàn mà còn giúp bảo vệ sức khỏe cho chính chúng ta.
- Xem các sản phẩm in khác: https://inhiflex.vn/
- Chia sẻ: kinh nghiệm in hiflex