In offset là một công nghệ in ấn đã và đang thịnh hành hiện nay bởi nhiều đặc tính nổi bật của nó. Việc in offset được thực hiện tại nhiều cơ sở in ấn, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu về đặc điểm của công nghệ in offset này.
Kỹ thuật in Offset trên nhựa và công nghệ in ấn trên đồ nhựa phổ biến, hãy xem hết bài viết để bạn chọn cho mình cách tiếp xúc với kỹ thuật in ấn offset trên nhựa tốt nhất.
Để hiểu được về công nghệ in offset chúng ta cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm cũng như thành phần chính trong in offset.
Quá trình in Offset được chia làm 3 giai đoạn
● Bước 1: Chà ẩm và chà mực lên khuôn in.
● Bước 2: Mực được truyền từ khuôn in lên trên bề mặt tấm cao su
● Bước 3: Kết thúc mực truyền từ bề mặt cao su sang bề mặt giấy in.
Nhờ kỹ thuật in offset ra đời nên những sản phẩm được in ra có chất lượng cao, hình ảnh trở nên sắc nét hơn và thích hợp với việc sản xuất các sản phẩm in trên giấy như sách, báo, tạp chí, catalogue, tài liệu quảng cáo, tiếp thị sản phẩm… những ấn phẩm cần thiết cho doanh nghiệp. Sản phẩm in có thể một màu hoặc nhiều màu cũng như kích thước của sản phẩm có thể điều chỉnh theo yêu cầu của khách hàng.
Khi lựa chọn đơn vị in offset, bạn cần lựa chọn đơn vị uy tín, có kinh nghiệm với trang thiết bị được nhập khẩu từ những nước phát triển công nghệ, tiên tiến như Nhật Bản, Đức, Mỹ…
In offset là một phương pháp in theo nguyên lý in phẳng nghĩa là trên khuôn in hình ảnh, chữ viết và những vùng không in đều có độ cao bằng nhau. Khuôn in được làm từ một tấm nhôm mỏng, trên khuôn in, phần trắng có bề mặt là nhôm, còn phẩ tử in được cấu tạo từ một loại nhựa đặc biệt gọi là nhựa diazo có tính chất hút dầu, đẩy nước.
Mực in offset phải là loại mực có gốc dầu. Trong quá trình in, trước tiên bề mặt khuôn in trên nhựa được chà một lớp mỏng, lớp nước này sẽ dính ướt vào vùng không in. Khuôn in được chà mực, do mực có gốc dầu nên nó không thể dính được vào phần trắng trên khuôn in để tạo ra chiếc chai nhựa đựng trà sữa in logo tinh tế nhất.
Kỹ thuật in lụa
In lụa là một dạng trong kỹ thuật in lưới đang rất phổ biến hiện nay. Để họa tiết cần in có độ tinh xảo cao hơn, sắc nét và chuẩn màu, lưới được dùng là loại vải lụa nên còn được gọi là in lụa.
Phương pháp thủ công
Những dụng cụ được dùng bao gồm:
Một khung gỗ trên đó căng một tấm lụa mỏng kích thước lớn
Một tấm gỗ hoặc nhựa dẻo với đặc điểm không thấm mực dùng để kéo lụa gọi là “dao”
Một số hóa chất đặt biệt và mực in chuyên dùng cho kỹ thuật in lụa
Một dàn đèn chiếu chất lượng tốt dùng để sấy phim.
Công đoạn chụp bản được tiến hành:
Đặt film lên bản cùng chiều với mẫu in thật trước khi in
Rọi đèn cho đến khi keo trên bản khô hoàn toàn, đảm bảo chất lượng in
Mang bản đi rửa sạch với nước
Phơi khô bản
Ưu điểm: chi phí in thấp và phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, in số lượng ít, có thể in trên nhiều loại chất liệu khác nhau, chủ động về màu sắc, đặc biệt là phối màu.
Nhược điểm: bản in chấp nhận được, độ nét tạm, mất nhiều thời gian
In kỹ thuật số (Digital Printting)
Digital Printing là kỹ thuật in hiện đại bậc nhất hiện nay – quy trình hoạt động dựa trên nguyên lý tự hóa của máy móc. Hình ảnh sau khi nhập vào sẽ được máy in kỹ thuật số xử lý số liệu, tự động pha màu chuẩn nhất và thực hiện thao tác in cho ra sản phẩm ngay, tốn rất ít thời gian.
Ưu điểm:
Tốc độ in nhanh và sản phẩm in đạt chất lượng tốt nhất
Kích thước bản in đa dạng, phù hợp với yêu cầu của khách hàng
Cho phép thay đổi chi tiết hình ảnh linh động trên mỗi bản in dù đang trong quá trình in.
Nhược điểm:
Với những chất liệu khó in, đòi hỏi người in cần có kiến thức – hiểu biết về công nghệ với sự hỗ trợ của hệ thống máy in hiện đại – chi phí đắt.
- Kỹ thuật in Hiflex chất lượng cao: https://inhiflex.vn/
- Tìm hiểu chung về khổ giấy in decal.